Bản tin bất động sản ngày 02_03_2015


Môi giới địa ốc Việt giành lại thị phần từ các ông “Tây”

Tại nhiều dự án bất động sản lớn ở Hà Nội, người ta không còn thấy tên tuổi của các doanh nghiệp tiếp thị nước ngoài treo trước cửa công trình. Thay vào đó, những doanh nghiệp môi giới bất động sản “100% vốn nội” lại đang ngày càng chứng tỏ khả năng bán hàng của mình.

Buổi tiệc tất niên khá hoành tráng của một doanh nghiệp môi giới bất động sản gần đây đã ít nhiều lột tả được bức tranh đang sáng hơn của thị trường bất động sản.

Doanh nghiệp này cho biết đã thực hiện thành công hơn 500 giao dịch trong năm 2014, gấp 3 lần của năm trước đó.

Thế nhưng, đâu đó vẫn có những doanh nghiệp từng nổi như cồn trong lĩnh vực tiếp thị, môi giới dự án lại phải ngậm ngùi đón một cái Tết kém vui.

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, trong năm 2014, số lượng giao dịch bất động sản tại hai thành phố lớn nhất nước đạt xấp xỉ 22 nghìn sản phẩm, trong đó Hà Nội có khoảng 11.500 giao dịch thành công, gấp hơn hai lần năm 2013, trong khi Tp.HCM đạt khoảng 10.400 giao dịch thành công, tăng 30% so với năm trước đó.


Bộ Xây dựng tìm cách hút vốn vào nhà chung cư

Được miễn tiền thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng một phần diện tích sang kinh doanh, ưu đãi về vốn, thuế... là những ưu đãi dành cho chủ đầu tư khi tham gia cải tạo, xây dựng lại chung cư.

Nhiều nội dung dự thảo Nghị định về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư vừa được Bộ Xây dựng đưa ra lấy ý kiến rộng rãi.

Theo đó, ngoài một số quy định về phá dỡ chung cư, cơ quan quản lý đặc biệt lưu ý đến việc tham gia góp vốn để thực hiện các dự án của nhà đầu tư. Cụ thể, với những doanh nghiệp mong muốn tham gia dự án, Nhà nước sẽ cho phép chuyển mục đích sử dụng một phần diện tích đất trong phạm vi dự án để phục vụ nhu cầu kinh doanh, dịch vụ. Đồng thời được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với toàn bộ phần diện tích được giao.


GS Đặng Hùng Võ: “Bất động sản đã thoát đáy, có cơ hội phát triển”
Tôi vẫn cho là bất động sản đã thoát đáy, có cơ hội phát triển. Một mặt phải nhìn lượng vốn đổ vào, mặt khác là vốn tồn đọng có giải quyết được hay không? Dấu hiệu của đáy là có tiền chờ, không tung tiền ra mua. Khi thấy người có tiền bỏ tiền ra mua là thời điểm đáy do thấy chờ cũng vô ích.

Ông Đặng Hùng Võ, chuyên gia bất động sản cho rằng, các nhà đầu tư trong nước nên tập trung hướng dòng vốn đầu tư vào các loại hình bất động sản trung bình và giá rẻ.

Theo ông, lý do nào dẫn đến việc dòng vốn đầu tư nước ngoài vào bất động sản tăng khá mạnh trong năm 2014 vừa qua, nhiều nhất trong vài năm trở lại đây?

Dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tăng đáng kể vào năm 2007 khi Nghị định 84 quy định nhà đầu tư nước ngoài và trong nước được làm các trình tự thủ tục với nhà nước là giống nhau.

Đến khi được cởi mở hơn, đầu tư FDI vào bất động sản đã tăng lên và chiếm tới 40% đầu tư bất động sản vào Việt Nam.

Năm 2007 vốn đăng ký tăng mạnh nhưng cuối 2008 lại có lạm phát nên đầu tư FDI vào bất động sản giảm.

Năm 2010 không tăng nhiều, 2012 có sự quan tâm nhiều hơn. Chính vì vậy, cơ hội phục hồi 2014 dẫn đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài mạnh mẽ hơn vào bất động sản ở Việt Nam.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Phòng Kinh doanh: Ms. Ngọc
0904.988.313
ngocttb@gmail.com